Một Số Công Nghệ In Trên Vải – Bạn Có Biết?

Posted on in ấn 3595 lượt xem

Bạn nhìn thấy những chiếc áo có hình ảnh đa dạng, chữ viết ý nghĩa, thậm chí còn nhìn thấy những bức tranh ấn tượng được in trên chất liệu là vải nữa Vậy công nghệ nào được áp dụng để in ra những sản phẩm vải này Hãy cùng chúng tôi khám phá nhé, sau đây chúng tôi sẽ tập hợp tất cả các kỹ thuật in vải cho mọi người cùng nhau tham khảo để biết thêm nhé

1.Công nghệ in lưới trên vải

Phương pháp in này là một trong những kỹ thuật in vải lâu đời. In lưới là công nghệ in dựa trên nguyên lý mực thấm qua lưới, hình ảnh sẽ được in lên bề mặt vật liệu bởi trước đó một số mắt lưới in đã được bịt kín bằng hóa chất.

Quá trình in lưới người ta sử dụng một khung gỗ sau đó căng một tấm lụa mỏng như khung thêu. Nên khi trước phương pháp in này còn được gọi là in lụa và sau này đã có một số vật liệu khác có thể thay thế như vải bông, vải sợi, lưới kim loại nên cách gọi chung là kỹ thuật in lưới.

In lưới là một hình thức in rất thông dụng tại VN. Không chỉ có khả năng in trên vải mà nó còn in trên nhiều chất liệu khác nhau như:  giấy, kim loại, sành sứ, cao su, thủy tinh, plastic …

Ngày nay, trong công nghiệp thường sử dụng hai dạng máy in lưới phổ biến: máy in lưới phẳng ( Flat screen printing machine ) và máy in lưới trục (Rotary screen printing machine).

Với công nghệ in lưới, người thợ sẽ có 03 cách thực hiện đó là: làm thủ công, bán thủ công hoặc thực hiện bằng máy kỹ thuật in lưới. Tuy nhiên, dù tiến hành theo bất kỳ cách nào thì cũng đều phải trải qua các công đoạn chính là: làm khuôn, làm bàn in, dao gạt; pha chế mực, hồ in và tiến hành in.

Ưu điểm: Tuy là phương pháp lâu đời nhất trong các phương pháp in nhưng in lưới hiện vẫn được áp dụng phổ biến bởi có: chi phí thấp; có khả năng in với số lượng nhiều; có thể chủ động về màu sắc (mực) cần in; thay đổi mẫu mã , màu sắc rất linh hoạt, tùy biến.

Khuyết điểm: Chất lượng sản phẩm in chấp nhận được, độ nét không cao bằng các công nghệ ra đời sau này; sử dụng nhiều thời gian cho khâu chuẩn bị.

Hình ảnh : in lưới thủ công
Hình ảnh : in lưới thủ công
Hình ảnh : in lưới bằng máy in hiện đại
Hình ảnh : in lưới bằng máy in hiện đại

2.Công nghệ in chuyển nhiệt trên vải

In chuyển nhiệt là một kỹ thuật in vải cao cấp mà khi in người ta buộc phải sử dụng loại mực in chuyển nhiệt, mực này sẽ được in lên giấy chuyển nhiệt trước, sau đó mới ép giấy in chuyển nhiệt lên vị trí trên chiếc áo cần in và sử dụng một chiếc máy ép nhiệt để chuyển những hình ảnh từ giấy ra bám chặt vào chiếc áo. Đặc biệt hơn là đôi khi người ta không cần sử dụng máy ép nhiệt mà còn có thể linh động sử dụng bàn ủi.

Hiện nay, in chuyển nhiệt chủ yếu sử dụng hai loại máy in phổ biến đó là máy in phun và máy in offset.

 Ưu điểm:

– In các tấm hình, hoa văn, hoạ tiết có màu sắc phức tạp … lên vải, sản phẩm một cách dễ dàng như in trên giấy in ảnh.

– Ủi trực tiếp lên vải, không bị phai màu khi giặt (ngay cả khi giặt với thuôc tẩy).

– Vốn đầu tư nhỏ, sử dụng dễ dàng, không đòi hỏi trình độ, tiết kiệm chi phí và thời gian cho quá trình in ấn.

Khuyết điểm: Chỉ in vải đẹp trên các màu vải sáng (trắng, hồng phấn, xanh da trời…), đôi khi hình bị bể mặt khi kéo giãn áo quá mức, yêu cầu in bằng file gốc, khó canh chỉnh màu sắc, chỉ phù hợp sản xuất với số lượng ít, giá thành cao.

Hình ảnh : máy dung để in chuyển nhiệt
Hình ảnh : máy dung để in chuyển nhiệt
Hình ảnh : máy ép cuộn dùng in vải
Hình ảnh : máy ép cuộn dùng in vải

3.Công nghệ in Kỹ thuật số trên vải

Công nghệ này mới xuất hiện trong thời gian gần đây. Tuy nhiên với nhiều ưu điểm, đặc biệt là chất lượng in đẹp nên đang được sử dụng để in hàng thời trang tại Việt Nam. Theo công nghệ này máy có thể in trực tiếp lên quần áo, không phải qua các giai đoạn trung gian nào. Máy có thể in cùng một lúc với tốc độ nhanh, chất lượng tốt, màu sắc đẹp (có thể lên đến 630 điểm ảnh), không phải qua công đoạn làm khuôn. Các máy in loại này thường phải sử dụng hệ thống mực in độc quyền của chính hãng.

Ngày nay, trước sức ép của tiêu chuẩn về môi trường nên các Nhà sản xuất đều phải cung cấp các loại mực in không gây ảnh hưởng sức khỏe người sử dụng sản phẩm và thân thiện với môi trường nên giá thành mực cao. Hệ thống cấp mực trên máy tự động pha màu và cho ra hình ảnh in có độ chính xác cao, vượt trội so với các công nghệ in khác.

Ưu điểm: nhanh chóng, độ chính xác cao hơn ( ~ 630 điểm ảnh). Sản phẩm in trên vải có độ bền, màu sắc trung thực, in được trên mọi chất liệu vải & màu của vải, đặc biệt hiệu quả cao khi in trên vải màu trắng, sáng.

Khuyết điểm: Chi phí đầu tư lớn, phải dùng mực chuyên dụng, chính hãng; in với số lượng ít , yêu cầu in bằng file gốc (file có độ nét cao); giá thành cao …

 

hình ảnh : máy in phun kỹ thuật số
hình ảnh : máy in phun kỹ thuật số

4.Công nghệ In UV trên vải cotton

In UV chính là công nghệ in phun trực tiếp lên bề mặt vật liệu bằng mực UV và sấy khô nhanh lập tức bằng đèn UV (đèn UV LED hoặc UV thủy ngân).

Ưu điểm vượt trội của kỹ thuật in uv hiện đại

  • Phù hợp để in trên nhiều loại chất liệu khác nhau, thân thiện với môi trường
  • Mực khô nhanh (gần như bản in khô ngay lập tức khi được đưa qua hệ thống sấy)
  • Tạo được nhiều hiệu ứng đặc biệt (in nổi, metal, UV cát, bóng,… )
  • Độ bền cao: Mực in bền màu và ít biến dạng theo thời gian, tuổi thọ lớn
  • Tính thẩm mỹ: Bề mặt bản in UV có độ sáng bóng, phẳng hoặc sần tùy theo yêu cầu của khách hàng, màu sắc trung thực, hình ảnh rõ ràng bền màu theo mọi thời gian và nhiệt độ. 
  • An toàn cho người sử dụng: Bản in UV không chứa chất độc hại có khả năng ảnh hưởng đến người sử dụng khi tiếp xúc lâu ngày.

Khuyết điểm: Công nghệ in UV có giá thành cao hơn so với những công nghệ in khác trên thị trường. Tuy nhiên, với những ưu điểm vượt trội kể trên, in UV được khách hàng ưu tiên và tin tưởng lựa chọn.

Công Ty In Việt ADV

Dịch vụ in kỹ thuật số trên mọi chất liệu tại công ty in Việt Adv là một trong những công nghệ hàng đầu uy tín với đội ngũ nhân viên thiết kế ấn tượng cùng với trang thiết bị hiện đại đem đến cho khách hàng những bản in uv chất lượng bền màu theo thời gian giá thành cạnh tranh nhất

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *